Bước tới nội dung

Max Hastings

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Max Hastings

Max Hastings tại Lễ Kỷ niệm 125 năm của tờ báo Financial Times tại Luân Đôn, tháng 6 năm 2013
SinhMax Hugh Macdonald Hastings
28 tháng 12, 1945 (78 tuổi)
Lambeth, Luân Đôn, Anh Quốc
Quốc tịchAnh
Học vịCharterhouse School
Trường lớpUniversity College, Oxford
Nghề nghiệpnhà báo, biên tập viên, tác giả
Nhà tuyển dụngBBC
Evening Standard
The Daily Telegraph
Phối ngẫu
  • Patricia Edmondson
    (cưới 1972⁠–⁠1994)
  • Penelope Levinson
    (cưới 1999)
Con cái3 (1 đã mất)
Cha mẹ
Người thânClare Hastings (em gái)

Sir Max Hugh Macdonald Hastings (sinh ngày 28 tháng 12 năm 1945) là một nhà báonhà sử học quân sự người Anh, ông từng làm việc dưới vai trò phóng viên tại nước ngoài của BBC, tổng biên tập của tờ The Daily Telegraph, biên tập viên của tờ Evening Standard. Ông cũng là tác giả của rất nhiều cuốn sách, chủ yếu về lĩnh vực quốc phòng, trong đó nhiều cuốn đã giành được những giải thưởng lớn. Hastings hiện đang viết một chuyên mục hai tháng một kỳ cho tạp chí Bloomberg Opinion.

Thời thơ ấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Cha của Hastings là ông Macdonald Hastings, một nhà báo và phóng viên chiến trường, mẹ của ông là bà Anne Scott-James, một biên tập viên của tờ Harper ' s Bazaar.[1] Ông theo học tại trường Charterhouse và sau đó là Cao đẳng University tại Oxford, nơi mà ông chỉ theo học một năm.[2]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi rời Oxford, Hastings đã chuyến đến sống tại Mỹ, làm việc một năm (1967-68) với vai trò là thành viên của Viện báo chí thế giới. Tại đây, ông xuất bản cuốn sách đầu tay America, 1968: The Fire This Time, nói về nước Mỹ trong một năm bầu cử đầy náo động. Ông sau đó trở thành một phóng viên tại nước ngoài, đưa tin từ hơn sáu mươi quốc gia và mười một cuộc chiến tranh cho chương trình thời sự Twenty-Four Hours của đài BBC và cho chương trình Evening Standard ở Luân Đôn.

Hastings là nhà báo đầu tiên tới Cảng Stanley trong giai đoạn diễn ra cuộc Chiến tranh Falkland vào năm 1982. Sau mười năm làm biên tập viên và sau đó là tổng biên tập của tờ The Daily Telegraph, ông đã quay lại làm việc cho Evening Standard với vai trò là biên tập viên từ năm 1996 cho tới lúc nghỉ hưu vào năm 2002. Hastings được phong danh hiệu Hiệp sĩ vào năm 2002 cho những đóng góp của mình với ngành báo chí.[3] Ông cũng được ứng cử trở thành thành viên của hội ăn tối được biết đến với cái tên The Other Club vào năm 1993.[4]

Ông đã thực hiện một số bộ phim tài liệu lịch sử cho BBC và cũng là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có cuốn Bomber Command, đã giúp ông giành được giải thưởng Somerset Maugham cho thể loại sách phi hư cấu vào năm 1980. Cả hai cuốn OverlordThe Battle for the Falklands của ông cũng đã giành được giải thưởng Cuốn sách của năm của tờ Yorkshire Post. Ông được trao tặng giải thưởng Nhà báo của năm và Phóng viên của năm tại Giải thưởng Báo chí Anh năm 1982, và sau đó là giải Biên tập viên của năm tại lễ trao giải năm 1988. Năm 2010, ông nhận Huân chương Westminster của Royal United Services Institute cho "những đóng góp trọn đời đối với văn học quân sự", và Giải thưởng Edgar Wallace từ Câu lạc bộ Báo chí Luân Đôn cũng trong năm đó.[5]

Trong cuốn sách năm 2007 của ông, Nemesis: The Battle for Japan, 1944–45, chương về vai trò của Úc trong năm cuối của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương đã bị chỉ trích bởi những người đứng đầu Hiệp hội Returned and Services League of Australia và một trong những nhà sử học tại Đài Tưởng niệm Chiến tranh Úc, do những cáo buộc rằng chương sách này gây ra sự bất mãn trong quân đội Úc.[6] Dan van der Vat trong The Guardian gọi nó là "đồng đều", "làm mới" và "nhạy cảm" và ca ngợi ngôn ngữ được sử dụng.[7] Tờ Spectator gọi nó là "xuất chúng" và ca ngợi ông kể về phía nhân bản của câu chuyện.[8]

Năm 2012, ông được trao giải thưởng Văn học Thư viện Quân sự Pritzker trị giá 100.000 đô la Mỹ, một giải thưởng thành đạt suốt đời cho các văn bản quân sự, bao gồm một danh dự, trích dẫn và huy chương, được tài trợ bởi Quỹ Tawani có trụ sở tại Chicago.[9] Hastings là thành viên của Hội Văn học Hoàng gia và Hội Lịch sử Hoàng gia. Ông là Chủ tịch của Chiến dịch Bảo vệ nông thôn Anh từ 2002-2007.

Hastings là tác giả một chuyên mục trên tờ Daily Mail và cũng thường xuyên viết nhiều bài viết trên các tờ báo khác như The Guardian, The Sunday TimesThe New York Review of Books. Ông hiện đang viết một chuyên mục hai tháng một kỳ cho tạp chí Bloomberg Opinion.[10]

Quan điểm chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Hastings đã hỗ trợ cả Đảng Bảo thủĐảng Lao động. Ông tuyên bố hỗ trợ cho Đảng Bảo thủ tại cuộc tổng tuyển cử năm 2010,trước đây đã bỏ phiếu cho Đảng Lao động trong cuộc tổng tuyển cử năm 1997 và 2001. chung cuộc bầu cử. Anh tuyên bố rằng "bốn nhiệm kỳ là quá nhiều đối với bất kỳ chính phủ" và mô tả Gordon Brown là "tâm lý hoàn toàn không thích hợp để làm Thủ tướng".[11]

Vào tháng 8 năm 2014, Hastings là một trong 200 nhân vật quần chúng đã ký một bức thư gửi cho tờ báo The Gủadian để phản đối sự độc lập của Scotland trước cuộc trưng cầu dân ý tháng 9 về vấn đề đó.[12]

Vietnam: An Epic Tragedy 1945-1975

[sửa | sửa mã nguồn]

Vietnam: An Epic Tragedy 1945-1975 (Việt Nam: Một bi kịch vĩ đại 1945-1975) là cuốn sách dày hơn 700 trang về chiến tranh Việt Nam của Hastings, được xuất bản 2018. Ông cho biết đây là cuốn sách chủ yếu viết về người Việt, ông tập trung vào người Việt cả cộng sản và chống cộng, đọc hàng ngàn trang bản dịch các tài liệu và hồi ký, và làm phỏng vấn nhiều người ở cả Mỹ và Việt Nam.

Hatings công nhận là Hồ Chí Minh và Việt Minh luôn xứng đáng được người Việt Nam ngưỡng mộ, biết ơn vì đấu tranh loại bỏ người Pháp khỏi Việt Nam. Nhưng mặt khác, ông cho rằng sự thất bại về kinh tế theo sau việc đưa chủ nghĩa cộng sản vào miền Bắc và sau này trên cả nước đã áp đặt một cái giá quá lớn lên người Việt.

Ông cho là mình đã trình bày công bằng về tầm mức thất bại, sự ngu dốt của người Mỹ, những điều tệ hại mà họ đã làm. Theo Hastings, người Mỹ đã thua vì người Việt Nam căm ghét sự can thiệp của nước ngoài, và người Mỹ đã không hành động dựa theo mong muốn, lợi ích của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, Mỹ đã thua về quân sự nhưng rốt cuộc "chiến thắng" ở Việt Nam về văn hóa và kinh tế.

Hastings cũng nhắc tới sự bàng quan của Lê Duẩn trước tầm mức thương vong của quân đội để đạt được mục tiêu thống nhất đất nước; tầm mức các chiến dịch ở miền Nam và ở cả miền Bắc sau 1954 như cải cách ruộng đất, hợp tác hóa. Ông cho cuộc chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến áp đặt lên người dân Việt Nam bởi cả người cộng sản và Phương Tây. Ông cho rằng cả hai phe đều không xứng đáng chiến thắng và đều cư xử tệ với nhân dân Việt Nam.[13]

Đời sống cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sống ở Hungerford, Berkshire [14] với người vợ thứ hai, Penelope (nhũ danh Levinson), người mà ông kết hôn năm 1999. Hastings hiện còn một người con trai và một người con gái có với vợ cũ, Patricia Edmondson, người mà ông đã kết hôn từ năm 1972 cho đến năm 1994.[1] Vào năm 2000, một người con trai đầu tiên của ông là Charles, lúc đó mới 27 tuổi, đã tự sát tại Ninh Ba ở Trung Quốc.[14][15] Ông dành cuốn sách Nemesis: The Battle For Japan 1944–45 để tưởng nhớ người con của mình.[16]

Các tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Phóng sự

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm đồng quê

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyển tập

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Hastings, Sir Max (Macdonald), (born 28 Dec. 1945), author and journalist”. Who's Who. 2007. doi:10.1093/ww/9780199540884.013.19444.
  2. ^ “- Person Page 668”. thepeerage.com.
  3. ^ Birthday honour list
  4. ^ Lloyd, John (ngày 29 tháng 7 năm 1997). “Secret members of the Other Club”. The Times. tr. 13.
  5. ^ “Biography”. Max Hastings. 18 tháng 1 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2014.
  6. ^ “Mutinous jibe angers veterans”.
  7. ^ “Review: Nemesis by Max Hastings”.
  8. ^ “The worst of friends”.
  9. ^ “Britain's Max Hastings wins $100K military writing prize”. CBC News. ngày 19 tháng 6 năm 2012.
  10. ^ “Max Hastings - Bloomberg”. Bloomberg.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2021.
  11. ^ “My vote”.
  12. ^ “Celebrities' open letter to Scotland – full text and list of signatories”. The Guardian. ngày 7 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2014.
  13. ^ Max Hastings về cuộc chiến VN: ‘Không phe nào đáng chiến thắng', BBC, 20.9.2018
  14. ^ a b Grice, Elizabeth (ngày 30 tháng 9 năm 2011). “What makes military historian Max Hastings keep on writing about the Second World War?”. The Daily Telegraph (bằng tiếng Anh). ISSN 0307-1235. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2019.
  15. ^ Guardian Staff (ngày 26 tháng 5 năm 2000). “Son of Evening Standard editor dies in China”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2019.
  16. ^ "In memory of my son CHARLES HASTINGS 1973–2000".
  17. ^ Steele, Jonathan (ngày 22 tháng 9 năm 2018). “Vietnam by Max Hastings review – an effort to exonerate the US military”. The Guardian.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Vị trí truyền thông
Tiền nhiệm:
Bill Deedes
Biên tập viên của The Daily Telegraph
1986–1995
Kế nhiệm:
Charles Moore
Tiền nhiệm:
Stewart Steven
Biên tập viên của Evening Standard
1996–2002
Kế nhiệm:
Veronica Wadley
Tiền nhiệm:
Prunella Scales
Chủ tịch của Chiến dịch Bảo vệ Nông thôn nước Anh to
2002–2007
Kế nhiệm:
Bill Bryson